Hình ảnh những thiết bị điện trơ trọi phơi nắng, phơi mưa đã quá phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Hệ thống dây cáp điện chằng chịt không khác gì mạng nhện là những câu nói vui của nhiều khách du lịch khi đến Việt Nam. Vậy giải pháp nào để làm giảm bớt đi sự bừa bộn và mang lại sự an toàn cho các thiết bị điện trong nhà cũng như ngoài trời. Không gì khác đó là vỏ tủ điện. Vỏ tủ điện mua ở đâu? sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đôi nét về vỏ tủ điện?
Hiểu một cách đơn giản, vỏ tủ điện là một chiếc hộp kín cách điện. Được thiết kế để chứa các thiết bị đóng ngắt, đo lường, điều khiển điện trong nhà cũng như ngoài trời. Vỏ tủ điện được đánh giá là thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong các công trình dân dụng và công nghiệp nhằm mục đích bảo vệ các thiết bị an toàn khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
Đồng thời giúp thiết bị hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ cũng như cách ly những thiết bị điện nguy hiểm đối với người sử dụng.
Vỏ tủ điện có cấu tạo như thế nào?
Thông thường vỏ tủ điện thường có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình vuông đứng tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Vỏ tủ được làm bằng chất liệu tôn tấm có độ dày tương đối từ 0.8mm – 2.0mm. lớp sơn phủ tĩnh điện bên ngoài giúp chống gỉ sét và tăng tính thẩm mỹ. Về màu sắc của vỏ tủ điện cũng rất đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là tủ màu kem bóng và ghi sần.
Những lưu ý khi mua vỏ tủ điện là gì?
Ngoài những thắc mắc như vỏ tủ điện mua ở đâu hay địa chỉ mua vỏ tủ điện giá tốt thì khách hàng thường băn khoăn không biết dựa vào những tiêu chí nào để mua được vỏ tủ điện chất lượng.
Dưới đây là những lưu ý khi mua vỏ tủ điện mà bạn không nên bỏ qua.
Xác định kích thước tủ điện
Trước hết bạn cần nắm rõ được những thiết bị điện dự định sẽ lắp trong tủ để lựa chọn vỏ tủ điện có kích thước phù hợp nhất. Tránh tình trạng quá rộng tốn diện tích và kinh phí hoặc quá chật không đủ chỗ cho các thiết bị.
Môi trường lắp đặt tủ
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn loại vỏ tủ điện cho phù hợp. Nếu dùng ngoài trời thì vỏ tủ điện chất liệu Composite là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi nó đảm bảo được khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa và ngăn chặn được sự xâm nhập của bụi bẩn cũng như côn trùng.
Ngoài ra, tủ ngoài trời cần có thiết kế mái dốc để thoát nước dễ dàng. Cánh cửa kín và khóa an toàn để tránh nước cũng như thất thoát về thiết bị. Nếu lắp đặt tủ trong môi trường có chất ăn mòn như nhà máy hóa chất thì nên chọn sử dụng inox để làm vỏ tủ sẽ nâng cao tuổi thọ hơn.
Vỏ tụ điện loại 1 cánh hay 2 cánh
So sánh một chút để thấy được sự khác biệt giữa hai loại này như sau:
– Vỏ tủ điện 1 cánh chủ yếu sử dụng để chứa các thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển có kích thước nhỏ, có dòng điện bé. Ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Vỏ tủ điện 2 cánh dùng để chứa các thiết bị đóng ngắt có dòng điện lớn hơn. Nhằm mục đích cách ly hoàn toàn các thiết bị điện nguy hiểm đối với người sử dụng và người vận hành trong quan sát và điều chỉnh thiết bị điện.
Như vậy tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng bạn sẽ lựa chọn loại vỏ tủ phù hợp nhất cho mình.
Loại vỏ tủ điện sử dụng Panel hay thanh gá ?
Panel hay tấm bản gá là dạng một tấm kim loại được gắn trực tiếp phía bên trong tủ. Nó có thể tháo lắp linh hoạt. Thông thường panel sẽ được sử dụng để gắn những thiết bị điều khiển nhỏ, thích hợp với loại vỏ tủ điện 1 cánh. Việc sử dụng Panel giúp cho quá trình lắp ráp các thiết bị nhanh chóng và đơn giản hơn. Thanh gá hay giá đỡ là hệ thống các thanh ngang, dọc được liên kết với nhau, có thể di chuyển linh hoạt, cơ động, và dễ dàng điều chỉnh trong quá trình lắp ráp thiết bị. Thanh gá thường được sử dụng cho loại tủ 2 cánh, những tủ có kích thước lớn và có độ sâu vỏ tủ lớn hơn hoặc bằng 300mm.
Xác định vị trí lắp đặt
Sau khi đã xác định được môi trường để lắp đặt vỏ tủ điện, bạn cần xem xét vị trí mà mình sẽ đặt tủ để lựa chọn loại thích hợp nhất.
Với các vị trí khác nhau người ta sẽ có những thiết kế tủ với độ an toàn khi lắp đặt khác nhau, cụ thể :
– Tủ đứng sử dụng đế gắn chặt xuống nền bằng bulong
– Tủ treo cột sẽ có đai ôm cột để treo tủ
– Tủ treo tường sẽ có móc gắn tường tiện lợi cho việc lắp đặt.
Độ dày tôn vỏ tủ điện
Lựa chọn độ dày tôn thích hợp vỏ tủ điện mang lại nhiều lợi ích thiết thực như mang lại tính thẩm mỹ, tối ưu giá thành sản phẩm.
Sử dụng tôn dày cho tủ quá nhỏ sẽ làm cho tủ bị thô cứng, không bắt mắt. Ngược lại nếu tủ quá lớn mà dùng tấm tôn mỏng sẽ làm cho tủ không vững chắc, thiếu đi đội bền. Ngoài ra, dễ bị bóp méo do va đập hoặc bị vênh gây mất thẩm mỹ và mất an toàn.
Các bạn có thể tham khảo độ dày thích hợp cho độ cao từng vỏ tủ dưới đây
– Chiều cao vỏ tủ điện < 400mm : Độ dày tôn 1.0mm
– Chiều cao vỏ tủ điện từ 400 – 800mm : Độ dày tôn 1.2mm
– Chiều cao vỏ tủ điện từ 800 – 1800mm : Độ dày tôn 1.5mm
– Chiều cao vỏ tủ điện từ 1800 – 2200mm : Độ tôn dày 2.0mm
Mua vỏ tủ điện ở đâu chất lượng giá rẻ?
Bên cạnh những lưu ý khi mua vỏ tủ điện đã được trình bày ở trên. Khách hàng khi cần mua vỏ tủ điện hãy đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Một trong những địa chỉ bạn không nên bỏ qua để trả lời cho câu hỏi vỏ tủ điện mua ở đâu đó là công ty TNHH cơ khí Nghĩa Dũng.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong chế tạo và lắp đặt vỏ tủ điện, chúng tôi cam kết mang đến cho khách sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt và giá thành cạnh tranh nhất thị trường.
Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm, khách hàng vui lòng liên hệ cokhinghiadung.com để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.