Thang cáp điện là một đồ dùng không thể thiếu tại các công trình lớn như: cao ốc, toàn nhà văn phòng, khu công nghiệp chung cư hay các nhà máy khi lắp đặt hệ thống cáp điện. Chúng đem lại nhiều tiện ích bởi sự tiện dụng và linh hoạt hơn là so với những kiểu đi dây truyền thống bằng ống ghen, bắt trực tiếp hoặc đi dây âm tường, thang máng cáp. Bài viết này xin chia sẻ về những ưu điểm của thang cáp điện.
Những ưu điểm của thang cáp điện
Thang cáp điện có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
– Dễ thi công: thang cáp điện được thi công riêng biệt một cách nhanh chóng mà không cần phải mất thời gian lòng vòng với những ống ghen hoặc phải thi công cùng đội thợ nề để đi dây âm tường.
– Khi có sự cố thì dễ sửa chữa, khắc phục bởi thang cáp điện đi dây gọn gàng, khoa học trong lòng máng.
– Thiết kế thoáng và tiết kiệm vật liệu, thang cáp mạ kẽm giúp tiết kiệm chi phí tối ưu từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí thiết kế, lắp đặt và cả chi phí bảo dưỡng…
– Thang cáp sơn tĩnh điện bền đẹp với thời gian, môi trường và thời tiết…
– Sử dụng thang cáp có thể lắp ráp đơn giản với các công cụ như kìm, đai văn ốc và tua vít
– Lớp sơn tĩnh điện có khả năng chống cháy rất tốt
Các loại thang cáp điện
Thang cáp điện có những loại sau:
– Thang cáp thẳng: Thang cáp thẳng thường được chế tạo từ 2,5m đến 3m nhằm thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt. Bước thang 300mm và được đột lỗ để thít dây
– Thang cáp co gồm các loại sau:
+) Co xuống: Co xuống là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi xuống. Co Xuống và Co Lên là không đối xứng nhau, nên bạn tránh nhầm lẫn hai chi tiết này với nhau khi đặt hàng
+) Co ngang (cút L): Cút L còn được gọi là cút 90°. Có chức năng rẽ sang trái trong một hệ thang cáp. Hai đầu của cút L có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, và khi không bằng nhau thì bạn phải lưu ý hướng rẽ của chúng là trái hoặc phải
+) Co lên: Co lên là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi lên
– Chữ T (Cút T): Cút T tức ngã 3. Quy ước về tên gọi chữ T được đọc theo chiều kim đồng hồ độ rộng của 3 cạnh chữ T 3 hướng của Cút T có thể bằng nhau hoặc khác nhau
Chữ X (Cút X): Tương tự Cút T thì Cút X cũng được quy ước đọc theo chiều kim đồng hồ, trường hợp cả 4 cạnh bằng nhau thì bạn có thể gọi tắt
Ngoài ra, thang cáp điện cũng được phân loại theo các tiêu chí sau:
– Kích thước: Gồm máng tổng (kích thước lớn nhất là 400mm) hoặc máng nhánh. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế công trình, máng cáp, thang cáp có thể được đặt hàng theo từng kích thước riêng biệt
– Chất liệu: Thang cáp thường được làm bằng tôn cán, nhôm hoặc thép không gỉ, có độ dày thích hợp để tạo độ cứng. Vật liệu sẽ theo yêu cầu cách điện hay không mà được sơn tĩnh điện hoặc chỉ cần mạ kẽm là có thể phù hợp với công trình
– Đơn vị sản xuất: Hiện nay thang cáp trên thị trường có 3 xuất xứ: nhập khẩu, sản xuất bởi các doanh nghiệp uy tín trong nước hoặc được gia công tại các xưởng cơ khí. Tại Hà Nội thường chọn thang cáp, máng cáp được sản xuất bởi các doanh nghiệp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
Lưu ý khi chọn thang cáp điện
Khi chọn thang cáp điện cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiện lợi trong quá trình thi công:
Thứ nhất: Cần chọn thang cáp có chiều rộng, cao, độ dày phù hợp:
– Chiều dày: từ 0,8mm đến 2,5mm Với thang cáp mạ kẽm nhúng nóng, để đạt được độ thẩm mỹ cao thì cần chọn chiều dày tối thiếu là 1.5mm với thang nhỏ và 2mm trở lên với thang lớn hơn; Với các loại thang W từ 300mm bạn nên chọn chiều dày tương ứng ≥1.5mm
– Chiều rộng phổ biến: W100, W200,… W1000 mm
– Chiều cao phổ biến: H50, H75, H100 mm
Thứ hai: Chỉ nên chọn thang cáp để đỡ các loại cáp đã được bảo vệ XLPE (có ghi trên cáp), hoặc cáp tín hiệu trong các phòng máy, tầng hầm nhà chung cư…
Tại Hà Nội, có rất nhiều công ty chuyên cung cấp thang cáp điện nhưng xin giới thiệu với khách hàng CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NGHĨA DŨNG, trụ sở: P4, nhà A1, Tổ 63, P.Trung Tự, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội. Đây là công ty được thành lập ngày 29/12/2004, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, gia công kim loại tấm, chế tạo máy.