Với một số khách hàng nếu có kiến thức về điện, các thiết bị điện và hiểu rõ nhu cầu của bản thân sẽ rất dễ dàng để mua đúng loại vỏ tủ điện mà mình cần, tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết và không hiểu về các loại vỏ tủ điện, họ không biết họ cần mua loại nào cho những nhu cầu của mình. Vì tùy thuộc vào nhu cầu và số lượng các thiết bị đặt bên trong tủ mà mỗi vỏ tủ sẽ có kết cấu khác nhau, nên để tránh những rắc rối về các các vấn đề nảy sinh sau khi mua như sai kích thước, tủ quá to hay quá nhỏ, chi phí bỏ ra quá cao cho một chiếc vỏ tủ điện mà thực tế không cần thiết như vậy.
Cơ Khí Nghĩa Dũng với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và đã tư vấn, bán hàng cho hàng nghìn khách hàng, từ những dự án lớn cho đến khách hàng đơn lẻ, sẽ giúp các bạn đưa ra những tiêu chí sau đây để giúp bạn có thể lựa chọn một chiếc vỏ tủ điện tốt nhất cho công trình của bạn.
Đặt mua vỏ tủ điện, bạn cần lưu ý những gì?
Xác định vị trí đặt cũng như loại vỏ tủ điện
Đầu tiên bạn cần xác định vị trí lắp đặt tủ của bạn là trong nhà hay ngoài trời. Loại vỏ tủ được lắp đặt ngoài trời thường có cấu tạo và những yêu cầu khắt khe hơn so với tủ trong nhà, chúng cần một kết cấu kín hoàn toàn để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và bụi, cần có mái dốc nước và ngoài ra bề mặt tủ cũng cần được sơn phủ cẩn thận hơn để đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài, có khả năng chống chịu với thời tiết.
Xác định kích thước vỏ tủ
Sau khi đã biết vị trí lắp đặt vỏ tủ, bạn cần xác định các thiết bị bạn dự định sẽ lắp đặt trong vỏ tủ điện cũng như kích thước của chúng. Bạn cần đảm bảo rằng kích thước của chiếc vỏ tủ điện có đủ chỗ để chứa các thiết bị của bạn một cách khoa học nhất và phù hợp với không gian đặt tủ. Để tránh trường hợp kích thước của tủ quá nhỏ gây khó khăn cho việc lắp đặt bạn có thể đặt một chiếc vỏ tủ có kích thước rộng hơn một chút.
Độ dày của vỏ tủ
Một chiếc vỏ tủ điện với kích thước và độ dày phù hợp sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cũng như chi phí sản phẩm, nếu một chiếc tủ quá lớn nhưng lại sử dụng tôn mỏng để sản xuất sẽ làm cho kết cấu của tủ yếu, không vững, ngoài ra còn dễ bị móp méo và biến dạng khi va đập, cánh của tủ dễ bị cong vênh. Còn nếu tủ nhỏ nhưng lại sử dụng tôn quá dày sẽ làm tủ nhìn dày và thô, trọng lượng vỏ cao và làm tăng giá thành của sản phẩm.
Cơ Khí Nghĩa Dũng xin khuyến nghi độ dày tôn với những kích thước sau cho bạn đọc tham khảo, ngoài ra nếu có yêu cầu cá nhân bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ kĩ thuật để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tốt nhất cho sản phẩm:
– Chiều cao vỏ tủ < 400mm: tôn dày 1.0mm
– Chiều cao vỏ tủ 400 ~ 800mm: tôn dày 1.2mm
– Chiều cao vỏ tủ 800 ~ 1800mm: tôn dày 1.5mm
– Chiều cao vỏ tủ 1800 ~ 2200mm: tôn dày 2.0mm
Nên lựa chọn loại vỏ tủ điện 1 lớp cánh hay 2 lớp cánh?
Loại vỏ tủ điện 1 lớp cánh: được sử dụng để chứa các loại thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển điện nhỏ, có dòng điện thấp, ít nguy hiểm.
Loại vỏ tủ điện 2 lớp cánh: sử dụng cho các tủ có các dòng thiêt bị đóng cắt có dòng điện lớn, mục đích chính để cách ly các thành phần điện nguy hiểm với người vận hành, tuy nhiên vẫn có thể đảm bảo được tính linh hoạt trong việc quan sát và điều chỉnh các thiết bị.
Tùy theo vào các loại thiết bị điện mà bạn sử dụng bạn có thể chọn loại 1 hay 2 lớp cánh phù hợp.
Vỏ tủ điện sử dụng thanh panel hay thanh gá?
Panel hay tấm bản gá là một tấm kim loại được gắn trong tủ. Nó có thể được tháo ra, lắp vào linh hoạt. Panel được sử dụng để gắn những thiết bị điều khiển nhỏ. Thường được dùng trên những tủ 1 lớp cánh. Sử dụng panel giúp lắp ráp thiết bị nhanh chóng, đơn giản.
Thanh gá hay giá đỡ là 1 hệ thống các thanh ngang – dọc. Nó có khả năng di chuyển. Thanh gá thường được sử dụng cho tủ điện 2 cửa nhờ tính cơ động, linh hoạt, có thể điều chỉnh trong khi lắp ráp thiết bị. Thanh gá được dùng ở những tủ có kích thước lớn, có độ sâu vỏ tủ ≥ 300mm.
Cơ Khí Nghĩa Dũng là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt vỏ tủ điện, hệ thống tủ điện. Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vỏ tủ điện, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.